TÌNH HUỐNG CUỘC SỐNG TẬP THỂ

Chuyện 1: Nấu ăn



Do làm theo ca.

  • Nấu ăn chung thì kế hoạch của nhóm như thế nào?

·         Nếu ăn riêng thì kế hoạch của em như thế nào?

•              Nấu ăn chung thì kế hoạch của nhóm như thế nào?

Tình huống

An, Linh, Tiên, Lý 4 bạn với những khác biệt từ tuổi tác, quê nhà hoàn cảnh sống và đặc biệt các bạn có tính cách cũng rất khác nhau. Đây là lần đầu các bạn đi làm ở nước ngoài và phải làm quen với cuộc sống tập thể nên việc làm thế nào để có thể sống hòa hợp được với nhau và có thể tiết kiệm được nhiều tiền để phụ giúp là gia đình là điều các bạn mong muốn nhất. Vì vậy để cuộc sống thoải mái hơn, cũng để tiết kiệm chi phí sinh hoạt hơn nên nhóm đã quyết định nấu ăn chung với nhau.

Thảo là vừa là senpai vừa là người chị cả lớn tuổi nhất với kinh nghiệm làm việc nhiều nên Thảo đã nêu ý kiến về vấn đề nấu ăn như sau và nhận được sự đồng thuận từ mọi người.

-      Công ty mình làm việc theo ca nên sẽ phân công lịch nấu ăn là bạn ca tối thì trưa ở nhà sẽ nấu ăn cho buổi trưa (các bạn ở nhà ăn) và buổi tối , còn các bạn làm việc ca sáng thì tối các bạn ở nhà sẽ nấu ăn cho buổi sáng và buổi trưa ngày hôm sau. Món ăn trong tuần sẽ được liệt kê từ cuối tuần trước nên cuối tuần sẽ đi siêu thị 1 lần để mua nguyên liệu nấu ăn cho cả tuần sau.

Tuy nhiên, các bạn sẽ có những ý kiến

Lý: Mỗi người một sở thích nấu ăn, khẩu vị khác nhau thì sao chị Thảo.

Tiên: Em không biết nấu ăn đâu. Trước giờ em không nấu ăn bao giờ cả

An: Em không đòi hỏi gì nhưng món ăn mặn mà mới ngon.

Linh: Em thích như chị An món phải mặn mà và phải cay. Thích ăn cá, hải sản, ghét thịt, mướp đắng.

Lý: Ôi không được! Em thích ăn nhạt, không ăn được cay, bị dị ứng với hải sản.

Hướng giải quyết:

-          Phân chia cụ thể lịch nấu ăn phù hợp với lịch làm việc theo tuần

Lịch làm việc: Xoay ca từng tuần

  • Ca ngày (8 giờ đến 17 giờ): Thảo, Tiên, Linh -> 3 bạn sẽ phụ trách bữa sáng cho mọi người và trưa (buổi sáng 3 bạn sẽ mang theo để trưa ăn)
  • Ca tối (20 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau): An, Lý -> 2 bạn sẽ phụ trách bữa trưa (cho 2 bạn) và buổi tối cho mọi người

-  Ghi chú lại về món ăn yêu thích và ghét của từng người, ai bị dị ứng với cái gì, khẩu vị từng người ra sao, tất cả mọi người trong nhóm sẽ ghi nhớ lại. Vì trong nhóm có người ăn mặn và nhạt khác nhau nên sẽ nấu nhạt, nếu ai muốn mặn hơi có thể múc riêng nêm thêm gia vị; các món ăn sẽ không làm cay, nếu bạn nào muốn ăn cay thì sẽ tự thêm ớt.

-  Lập kế hoạch ăn uống theo tuần để đi siêu thị chuẩn bị nguyên liệu vào cuối tuần với quy định

  •  Chi tiêu hợp lý, hóa đơn rõ ràng
  •  Mua đồ dung chung cần phải thống nhất với mọi người về loại và giá tiền dao động, không tự ý mua vượt quy định
  •   Khi có việc không thể trực theo lịch đã phân công thì phải báo trước cho mọi người. 

Bài học:

-          Không có vấn đề nào là không thể giải quyết cả nên nếu có bất kỳ vấn đề gì cả nhóm sẽ cùng nhau thảo luận và nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau thì chắc chắn sẽ tìm ra hướng giải quyết.

-          Để sống hòa hợp cùng nhau là một điều không hề dễ dàng hãy đặt bản thân vào trường hợp của người khác để hiểu mọi người hơn và lùi lại một bước để quan sát rõ “bức tranh” tổng thể hơn, đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên cho mọi người.

-          Lắng nghe ý kiến của mọi người để có thể thấu hiểu hơn, từ đó có thể sẻ chia cảm thông cho nhau nhiều hơn.

-          Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết học cách cảm thông đối với điểm yếu, điểm hạn chế của người khác. Cảm thông với cuộc sống, tính cách của mọi người trong gia đình, bạn bè, vợ chồng... sẽ giúp bạn có một cuộc sống dung hòa xung quanh

 

·            Nếu ăn riêng thì kế hoạch của em như thế nào?


Tình huống:

Mỗi người đều có những sở thích ăn uống khác nhau: bạn thì thích cá, bạn thì ghét thịt, bạn thích hải sản nhưng có bạn lại bị dị ứng , khẩu vị cũng khác nhau người thích nhạt người thì mặn, người không ăn cay được nhưng có người thì “không cay không vui” và để nhớ được sở thích của từng người và nấu ăn hợp khẩu vị của tất cả mọi người là điều rất khó để làm được. Vì vậy nhóm đã có buổi thảo luận ý kiến

An: em nghĩ mình nên ăn riêng đi vì em không nhớ hết khẩu vị của mọi người

Tiên: em cũng nghĩ vậy, em không biết nấu ăn, em sợ nấu mọi người không ăn được

Lý: em cũng thấy mình nên ăn riêng nhé để không phải sợ mình ăn không được.

 

Hướng giải quyết:

Thống nhất nếu nấu ăn riêng thì tất cả mọi vật dụng nhà bếp như nồi, chảo, chén, muỗng , đũa,… và nguyên liệu nấu cơn như dầu ăn, đường, muối, nước chấm,… mỗi bạn sẽ tự trang bị riêng cho mình.

Tuyệt đối không được sử dụng đồ của người khác khi chưa được sự cho phép.

Chia khung thời gian sử dụng bếp phù hợp và rõ ràng :

  •        Ca ngày (8 giờ đến 17 giờ): Thảo, Tiên, Linh
  •        Ca tối (20 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau): An, Lý
  •             Vì vậy, mỗi bạn có 1 tiếng để sử dụng bếp

- Sau khi sử dụng bếp phải dọn dẹp sạch sẽ như lúc ban đầu

- Phân chia khu vực để chứa đồ ăn của từng người trong ngăn tủ, tủ lạnh/ tủ đông để phân biệt đồ của từng bạn tránh nhầm lẫn gây tranh cãi và để tiết kiệm thời gian tìm kiếm.

Bài học:

Chúng ta cần ngừng than thở, phàn nàn với người khác về những vấn đề của bản thân. Hãy xắn tay áo lên và tự giải quyết vấn đề của bản thân mình. Bạn có thể nhờ người khác giúp đỡ nhưng không ai có thể giải quyết vấn đề tốt hơn chính bản thân bạn, bởi chỉ có bạn mới biết rõ mình thật sự muốn gì.


Chuyện 2: Lịch trực nhật



Tình huống

Các bạn Tiên, Lý, An, Linh, Thảo là đều cùng một mục tiêu là đến Nhật Bản làm việc, các bạn làm chung ở công ty thực phẩm ở Nhật Bản và được công ty sắp xếp ở chung một nhà. Thảo là sempai như là chị cả của nhóm. Khi lần đầu tiên sống tập thể và đến từng vùng miền khác nhau cũng chưa hiểu nhau hết. Các bạn lúc đầu còn ý thức giữ vệ sinh chung và cùng nhau dọn dẹp, nhưng do lịch làm việc xoay ca theo tuần của các bạn khác nhau. Ca ngày 8giờ đến 17giờ là Thảo, Tiên, Linh và ca tối 20 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau là An, Lý. Các bạn chung nhà không còn cùng nhau giữ gìn và dọn dẹp chung, thay vào đó đùng đẩy công việc cho nhau. Chị Thảo và mọi người cùng họp lại và lập bảng phân công trực vệ sinh cụ thể cho từng người, trực vệ sinh ở những nơi như: nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, đổ rác … sẽ có 2 người trực 1 ngày:

-Thứ 2: Thảo và Tiên

-Thứ 3: Lý và An

-Thứ 4: Linh và Thảo

-Thứ 5: Tiên và Lý

-Thứ 6: An và Linh

- Thứ 7 và chủ nhật: cả nhóm cùng làm

Nhưng bên cạnh đó Tiên thường xuyên viện cớ để không làm việc, hay tỏ ra thái độ ngây thơ không biết gì.

Lý: Hôm nay chị với em trực dọn vệ sinh, em nhớ thực hiện.

Nhưng rốt cuộc, Tiên vẫn thờ ơ với lời nhắc nhở của Lý. Sau đó Lý đã nói lại với Thảo về vấn đề này.

Thảo cũng đã lên tiếng nhắc nhở Tiên:

Thảo: Tiên thường xuyên không trực dọn vệ sinh cùng các bạn, em xem lại thái độ của mình nha. Đây là quy định chung em không thể vì mình mà làm ảnh hưởng đến tất cả mọi người được.

Tuy nhiên, sau đó Tiên vẫn không có cải thiện ý thức nên khiến An và Linh thường xuyên than với chị Thảo khi tới ngày Tiên trực mà Tiên không làm.

Hướng giải quyết:

Cả nhóm cùng thảo luận và đưa ra quy định chế tài dành cho bạn vi phạm

-Lần 1: Họp nhóm nhắc nhở trước nhóm.

-Lần 2: Kiểm điểm trước nhóm, viết cam kết và phạt vệ sinh một mình một tuần.

-Lần 3: Họp nhóm viết bản cam kết và báo cáo với Hiệp hội 

Bài học:

- Mỗi cá nhân cần có ý thức tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể. Đặc biệt là mỗi thành viên cần tự giác thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân. Việc sống tập thể chính là một môi trường tốt giúp chúng ta có cơ hội trải nghiệm, rèn luyện bản thân, tăng thêm tình đoàn kết với bạn bè.

- Cần khuyên nhủ, động viên những bạn còn chưa có ý thức tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể. Bởi lẽ sự chung tay góp sức của mọi người mới giúp công việc đạt hiệu quả cao nhất.

-  Phê phán với những việc làm gây mất đoàn kết, đố kị, những việc xấu, ích kỉ làm hại đến người khác và tập thể. 

- Hãy luôn sống thật tốt, hãy đối xử với người khác như cách mà bạn muốn người khác đối xử với mình.

 

 

 

 

 

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến