NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CÔNG VIỆC KHI LÀM TẠI CÔNG TY NHẬT

 

NHỮNG TÌNH HUỐNG, VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN BẠN CÓ THỂ LO LẮNG VÀ GẶP PHẢI KHI LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY NHẬT

    Đặt chân sang Nhật, bắt đầu làm ở một môi trường mới đồng nghĩa với việc mở đầu một chương mới trong hành trình sự nghiệp của mình. Mặc dù sự chuyển tiếp này hứa hẹn nhiều điều thú vị nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng và trải đầy hoa hồng mà đồng thời nó cũng tạo cho mỗi người áp lực, cụ thể là chúng ta sẽ gặp nhiều chông gai, trở ngại nhất định.

    Nói đến khó khăn trong cuộc sống thì nhiều vô số kể, còn trong công việc thì không khó để chúng ta nhận ra.  Dưới đây là 5 tình huống, vấn đề khó khăn mà nhóm mình nghĩ đến nhiều nhất.

1. Tình huống 1:   Không đm bo đưc sc khe và tinh thn đlàm vic

 ⃟ Nguyên nhân:

Khi ở Việt Nam sinh sống và làm việc, ít khi thức đêm và không có tăng ca về đêm. Nhưng khi đến Nhật thì do tính chất công việc, công ty bắt thực tập sinh tăng ca, đặc biệt là ca đêm. Không quen làm việc với ca đêm dẫn đến sức khoẻ ngày càng giảm sút , tâm trạng làm việc thì không được tốt , trong công việc thì lại không đạt hiệu quả mà công ty đã đề ra . 

👉 Giải pháp:

Mỗi ngày ăn uống đủ chất và đủ bữa, đặc biệt bổ sung các chất Vitamin để tăng sức đề kháng cơ thể.

Tập thể dục và gym để bộ não hoạt động tốt,khí huyết lưu thông tràn đầy sức khoẻ

Tập thích nghi với môi trường và khí hậu tốt nhất

Suy nghĩ tích cực và lạc quan, cố gắng mỗi ngày 


2. Tình huống 2:  Hiểu sai hoặc không hiểu chỉ thị của cấp trên dẫn đến làm không đúng cách, không đúng việc

 ⃟ Nguyên nhân:

 Sự bất đồng ngôn ngữ trong lúc làm việc và trong cuộc sống là đều khó tránh khỏi, có thể nghe chưa hiểu chính xác hoặc không hiểu ý của cấp trên dẫn đến làm sai cách, không đúng việc , không thể diễn đạt bằng lời nói theo như ý muốn của bản thân với cấp trên, vì tiếng nhật còn kém, sẽ có những vùng miền khác nhau và những từ ngữ địa phương cũng sẽ khác nhau .

👉 Giải pháp:

         Xác nhận lại sự việc và có thể nhờ sự giúp đỡ của sempai nếu có.

         Khi còn học ở trường thì nên dành thời gian học tiếng Nhật nhiều hơn, luyện nghe nhiều hơn, học từ vựng chuyên nghành để có thể nghe và hiểu được những hướng dẫn mà cấp trên giao cho để làm việc không bị sai sót ,tiếp thu công việc nhanh hơn và có thể hoàn thành công việc được tốt hơn.

- Nên cố gắng giao tiếp bằng tiếng Nhật nhiều hơn không nên sợ rằng bản thân không hiểu mà ngại giao tiếp. Khi qua Nhật thì phải chủ động học tập nhiều hơn khi có thời gian rảnh.

3. Tình huống 3:  Bcp trên khin trách

Đang trong quá trình làm việc, A có vấn đề về sức khỏe đã tự ý rời chỗ làm việc của mình, không báo cáo với quản lý, kể cả đồng nghiệp bên cạnh. Khi quản lý đến nơi làm việc không thấy bạn A, hỏi bạn bên cạnh cũng không biết. Khi A quay lại bị quản lý khiển trách.

 ⃟ Nguyên nhân:

Do tính quá chủ quan.

- Không chủ động báo cáo khi có vấn đề,

- Không có ý thức, tinh thần đồng đội, tự ý quyết định, không nói với ai.

👉 Giải pháp:

         Khi gặp vấn đề gì, nếu như không có quản lý ở đó thì nên thông báo cho người bên cạnh để tránh trường hợp bất trắc xảy ra hoặc có thể gây hiểu lầm từ cấp trên,Quản lí.

         Không nên quá chủ quan và tự ý quyết định mọi việc, phải có sự chủ động thông báo,báo cáo với cấp trên .


4. Tình huống 4:  Không hòa nhp đưc vi văn hóa công ty và Sempai

 ⃟ Nguyên nhân:

Chân ướt chân ráo vào công ty, em hoàn toàn chưa biết về công việc nên chắc chắn sẽ được một Senpai hướng dẫn. Tất nhiên, không phải môi trường làm việc nào cũng lý tưởng với những Senpai sẵn sàng giúp đỡ người mới. Đặc biệt, Nhật Bản rất coi trọng văn hóa “Senpai – Kohai” trong Công ty, vì vậy, là người nhân viên mới em rất lo lắng không thể hòa nhập vào Công ty và phải làm sao để đối phó với tình trạng nếu Senpai “bắt nạt” mình.

👉 Giải pháp:

• Cố gắng hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất. Hãy tập trung làm tốt  những công việc được giao; thay vì quá chú tâm vào những “kẻ bắt nạt”. Bởi điều họ mong muốn nhất là bạn không thành công mà thôi. Trước hết, hãy lên kế hoạch cụ thể với các mục tiêu rõ ràng để dù có bị giao nhiều việc “lặt vặt” bạn vẫn nhớ mục đích làm việc của bản thân là gì. Bên cạnh đó, nhân viên mới nên chủ động học hỏi và nắm bắt công việc. Cố gắng không đưa mình vào thế bị động; không hiểu rõ bản thân cần làm gì? Kết quả công việc là thước đo chính xác nhất cho nỗ lực và cố gắng của bạn.

• Lắng nghe là điều tiên quyết một nhân viên mới nên làm. Bạn không cần phải nói nhiều để thể hiện mình thông minh, tài giỏi. Lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp để hiểu họ nghĩ gì, muốn gì, là người như thế nào? Biết lắng nghe là thể hiện bạn là con người cầu tiến, chăm học 

5. Tình huống 5:  Ôm đm hoc đùn đy công vic ln nhau     trong nhóm

 ⃟ Nguyên nhân:

Làm việc trong công ty, cấp trên sẽ chia nhóm ra làm việc. Trong nhóm có một thành viên thường hoạt động nổi trội, luôn hết mình với công việc và đôi lúc gánh vác phần lớn của công việc của cả nhóm. Bên cạnh đó cũng có những thành viên lười biếng, luôn ỉ lại, đùng đẩy trách nhiệm cho người khác. Thời gian làm việc như thế diễn ra lâu dài làm cho mối quan hệ trong nhóm bị ảnh hưởng và quan trọng hơn là ảnh hưởng đến công việc của công ty làm cho kết quả làm việc của nhóm bị giảm xuống.

👉 Giải pháp:

 Phân chia công việc rõ ràng cho từng người và yêu cầu họ thực hiện công việc nghiêm túc.

 Không được phép che đậy bao biện cho những người lười biếng.

 Hãy nói chuyện thẳng thắn nếu gặp một cá nhân có thái độ làm việc lười biếng.


  🌵🌵🌵🌵




 




Nhận xét

Bài đăng phổ biến