VĂN HÓA SINH HOẠT TẠI NHẬT BẢN

1.Cách phân loại rác, bỏ rác ở Nhật

Cách phân loại rác?

Phân loại rác ở Aichi được chia 4 loại lớn như bảng sau và mỗi loại rác sẽ có lịch thu gom khác trong tuần cho mỗi loại rác.

 




2. Văn hóa cởi giày

a. Trước khi  vào nhà
Trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào ở Nhật Bản, bạn phải cởi bỏ giày dép để ở ngoài cửa. Ở trong nhà thường sẽ có dép đi riêng. 

b. Học sinh khi vào trường đều phải cởi giày 
Ở Nhật, các học sinh khi đến trường đều phải thay giày dép ở nhà ra và mang đôi giày được mua chung ở trường để trong tủ giày (đa phần đôi giày này có màu trắng). Nhưng đến đại học thì có thể trực tiếp mang giày của mình khi vào trường.



 3. Văn hóa xếp hàng

Ở Nhật Bản, từ người già cho đến trẻ nhỏ, bất luận là đi đến chỗ nào, mua thứ gì, hay phải chờ đợi cái gì, họ cũng đều nghiêm túc xếp hàng, có ý thức không gây ồn ào cho đến khi tới lượt mình. Khi chứng kiến hình ảnh ấy, nhiều người ngoại quốc tại Nhật Bản không khỏi ngạc nhiên, thích thú.

4.            Văn hóa chụp hình

Với sự phổ biến của điện thoại và các thiết bị máy ảnh nhỏ gọn, chụp hình đã và đang trở thành một trong những phương thức lưu giữ những kỷ niệm nhanh và tiện lợi nhất. Tuy nhiên có một số lưu ý mọi người nên chú ý

 a.   Khách ở giữa trung tâm của bức hình khi chụp ảnh.

Khác với văn hóa chụp hình của Mỹ khi mà họ thường xếp theo vị trí từ thấp tới cao khi chụp ảnh thì ở nước Nhật khách mời được xem là trung tâm của bức hình, hay cũng chính là người quan trọng nhất bức hình. Bởi thế, khi bạn đến làm khách và được giữ chụp hình trong gia đình Nhật Bản thì bạn thường sẽ được sắp xếp ở vị trí giữa khung hình dù “độ tuổi trung bình” trong khung hình là bao nhiêu đi chăng nữa. Tuy nhiên, bạn cũng nên đợi mọi người hướng dẫn vị trí đứng chứ đừng tranh vào vị trí trung tâm ngay lập tức.

Trong trường hợp có cả người cao tuổi chụp hình thì để thể hiện sự kính trọng của mình, người Nhật luôn xếp người cao tuổi đứng giữa nên để cân bằng lại thì họ xếp người cao tuổi và khách mời vào vị trí trung tâm của bức hình.

b. Tính bảo mật khi chụp hình

Ở Nhật Bản, tính bảo mật của các bức ảnh rất được đề cao, bởi vậy xin phép khi sử dụng ảnh cũng là một nét văn hóa chụp hình của người Nhật Bản. Khi bạn muốn sử dụng ảnh của ai đó trên blog cá nhân của mình, nếu chưa được sự đồng ý của người đó, thì bạn phải làm mờ khuôn mặt trong bức ảnh đó tránh gây khó chịu cho người không muốn có mặt trong bức hình hoặc trong bài viết của bạn



5.            Văn hóa đi tàu

a. Văn hóa hành khách

Hành khách sẽ chờ tàu tại các vạch vàng gần đường ray. Tất cả hành khách đều xếp hàng ngay ngắn, trật tự và không chen lấn xô đẩy khi chờ tàu tới. Chính vì vậy ngay cả trong những khung giờ cao điểm cũng không xảy ra tình trạng hỗn loạn.

b. Khoang dành riêng cho phụ nữ

Vào khung giờ cao điểm, để đảm bảo sự an toàn cho phụ nữ, học sinh tiểu học và trẻ em thì các nhà ga có khu vực lên tàu riêng cho khoang này với biển báo rõ ràng.

C. Giữ trật tự trên tàu

Sẽ không có sự ồn ào, ầm ĩ vì mỗi hành khách đều có ý thức giữ trật tự. Một số chuyến tàu còn đề nghị hành khách chuyển điện thoại sang chế độ im lặng và hạn chế các cuộc nói chuyện điện thoại.

 6.          Văn hoá hút thuốc

Ném mẩu thuốc lá ra đường phố cũng là vấn đề đáng quan tâm, nếu vi phạm thì hình thức xử phạt là 20.000 - 100.000 Yên/người xả rác thuốc lá. Những người đi tuần tra luôn có mặt trên các đường phố để nhắc nhở mọi người về quy định này.

Phòng hút thuốc, điểm hút thuốc xuất hiện ở bất kỳ trên một con đường, nhà hàng, khách sạn nào. Ngoại trừ những nơi đó ra thì mặc nhiên những nơi khác là không được hút, mọi người tự giác mà chấp hành. Việc hút thuốc không đúng nơi quy định sẽ bị phạt rất nặng và chắc chắn, sẽ có rất nhiều người nhắc nhở trước giúp bạn khi bạn không hiểu luật. Hình phạt đủ sức răn đe và ngay cả người hút dù rất muốn thỏa mãn cơn “nghiện” nhưng vẫn phải học cách kiềm chế vì không muốn ai động đến mình. Họ có thể là những người “nghiện” thuốc nặng nhưng họ không bao giờ để rơi tàn thuốc xuống nền. Không có gạt tàn nhưng trong túi họ lúc nào cũng có những mảnh giấy và túi nilon để đựng.

7.            Văn hoá phơi đồ

Quần áo và các loại khăn khi treo lên sào thì phải có khoảng cách đều nhau để nhìn vừa đẹp mắt và để gió có thể thông đều cho quần áo mau khô.

Khi móc quần áo và treo khăn lên sào, người Nhật còn cẩn thận dùng từng cái kẹp để kẹp lên móc áo hay kẹp giữa hai đầu khăn để cố định vị trí và để gió không thổi bay.

Các loại quần áo lót, vớ, hay khăn nhỏ thường được treo trên 1 cái móc riêng một cách khéo léo cẩn thận theo kiểu khăn sẽ trùm bên ngoài, còn quần áo lót thì treo bên trong để nhìn đẹp mắt và lịch sự.

Nhiều người cẩn thận còn dùng khăn lau sạch sào treo trước khi phơi lên để giữ vệ sinh sạch sẽ tối đa.

Đặc biệt ở Nhật, người ta không chỉ phơi các loại đồ ướt mà còn phơi cả đồ khô nữa các bạn. Đó là các loại nệm, mền do không thể giặt được thì khoảng 2,3 ngày lại đem ra phơi trước ban công để ánh nắng giúp làm sạch và diệt khuẩn chăn nệm.
Và một điều quan trọng trong nguyên tắc phơi các loại đồ khô như chăn nệm đó là sau khi phơi xong, trước khi mang lại vào nhà thì phải lấy tay vỗ mạnh bốp bốp lên để phủi đi bụi bám trong lúc phơi ờ ngoài. Do vậy nếu bạn sống bên cạnh nhà người Nhật thì buổi sáng sẽ thường xuyên nghe tiếng vỗ bốp bốp từ ban công hay sân nhà hàng xóm, và đừng ngạc nhiên bởi tiếng động đó.

 


 

8.            Văn hoá tự giác

Tự giác trả tiền vào thùng sau khi lấy đồ ăn, xếp thứ tự tại ga tàu không chen lấn và vô vàn những câu chuyện tự giác và lòng trung thực của người Nhật chúng ta cần học hỏi.

Người Nhật luôn luôn đặt tính tự giác và lòng trung thực lên hàng đầu. Tự giác qua cách cho trẻ đi học, đi tàu điện một mình từ khi còn lên 4, lên 5. Trong khi ở độ tuổi ấy ở Việt Nam, ông bà, bố mẹ vẫn còn bế ẵm hay nựng từng thìa để con “ăn giúp mẹ 1 ít”. Thay vì xe đưa, xe đón mũ áo cẩn thận như mẹ Việt, mẹ Nhật Bản trang bị và dạy con cách sắp xếp đồ từ khi còn nhỏ. Sáng dậy, con tự chuẩn bị đồ đạc và đến bến tàu xe để đi học một mình.

9.             Văn hoá dùng đũa

a.     Dùng đũa ăn đúng cách:

Khi ngồi vào bữa ăn cách sử dụng đũa cũng cần phải học. Hành động gác đũa trên bát là điều đặc biệt cấm kỵ trong các bữa ăn, đó là ám chỉ có tang tóc khong may 

Nên chú ý cách sử dụng đũa ăn ở Nhật Bản một cách lịch sự


10.    Không gây tiếng ồn

     Ở những nơi công cộng hoặc trên tàu điện ngầm, các bạn bắt gặp nhiều hình ảnh người Nhật ngồi chăm chú đọc sách hay giữ yên lặng thay vì ngồi tám chuyện hoặc gọi điện thoại gây ồn ào như ở một số nơi. Họ luôn tôn trọng không khí của mọi người xung quanh, không để cá nhân ảnh hưởng đến mọi người. Nếu ai đó có việc bắt buộc sử dụng điện thoại trên các phương tiện công cộng, vui lòng hãy nói vừa đủ nghe và ngắn gọn. Và nếu có thể hãy di chuyển đến khu vực ít người nhất để nghe hoặc gọi. Đây là quy tắc sống tôn trọng bản thân, tôn trọng những người xung quanh mình.

 Editor: Kiều Tâm và Minh Hiếu

#tiepcan #vanhoasinhhoat

Nhận xét

Bài đăng phổ biến